NẠO LƯỠI BẰNG INOX

Giá bán 45.000đ/bộ (70.000đ)Nạo cỡ to: 39.000/cái (55.000đ)1 bộ (cỡ nhỏ) bao gồm:

+ Hộp đựng bằng nhôm trắng;

+ 1 dụng cụ nạo lưỡi Inox có tay cầm khác màu, kích thước 150 x 23 mm (có sai số)

Gửi hàng trong ngày khu vực Hà Nội. Nhận hàng thu tiền toàn quốc.

Phần lớn chúng ta khi nói đến vệ sinh răng miệng là nghĩ đến xỉa răng, đánh răng, nước súc miệng. Ít người ngờ rằng cái lưỡi mềm mại, ít khi bị bệnh lại là nơi khu trú cho 90% vi khuẩn, men nấm, vụn thức ăn trong khoang miệng. Nơi trú ngụ của chúng lại chính là bề mặt lưỡi, thực tế là vậy, bề mặt lưỡi có nhiểu rãnh nhỏ, nhiều gai vị giác, đó chính là nơi lý tưởng cho vi khuẩn ẩn náu.

Nạo lưỡi là làm gì?

Nạo lưỡi hay cạo lưỡi là một hành động vệ sinh lưỡi thông thường. Đó là dùng vật cứng, mảnh, không sắc đ cạo lưỡi, loại bỏ những tế bào chế, mùn trắng trên bề mặt lưỡi.

Tại sao phải nạo lưỡi?

Lưỡi là một cơ quan trong khoang miệng có nhiều rãnh, gai vị giác nên tạo thành nơi trú ngụ cho các vi khuẩn, lưu giữ các mẩu vụn thức ăn, tế bào chết. Việc đánh răng thôi là chưa đủ để làm sạch khoang miệng vì có tới 90% vi khuẩn trong khoang miệng khu trú ở lưỡi. Những vi khuẩn đó góp phần gây ra rất nhiều chứng bệnh cho con người.

Các bệnh có thể sinh ra nếu lưỡi bẩn

Nếu chúng ta không vệ sinh lưỡi thường xuyên thì ổ vi khuẩn trên lưỡi sẽ gây ra các bệnh trong khoang miệng như nấm lưỡi, hơi thở nóng, hôi miệng, giảm hoặc mất vị giác, các bệnh răng lợi, lở loét khoang miệng do sự phát triển tăng sinh của các loại men nấm. Ngoài ra lưỡi là cửa ngõ của hầu họng, hệ hô hấp nên những vi khuẩn độc hại trên lưỡi dễ dàng gây viêm nhiễm khu vực họng, gây nhiễm khuẩn cho hệ hô hấp.

Dụng cụ nạo lưỡi

Dụng cụ nạo lưỡi rất đa dạng, ở Việt Nam trước kia hay dùng thanh nứa mỏng uốn cong để nạo lưỡi. Ngày nay có rất nhiều dụng cụ nạo lưỡi để lựa chọn, chất liệu có thể là gỗ, nhựa, đồng, Inox, hình dáng cũng khác nhau. Quan trọng nhất vẫn là ý thức về việc vệ sinh lưỡi, ta có thể dùng chính bàn chải răng, thìa hay dụng cụ tự tạo để vệ sinh lưỡi miễn làm sao để bề mặt lưỡi sạch sẽ, giảm lượng vi khuẩn, tế bào chết, vụn thức ăn trên lưỡi thì sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh do lưỡi bẩn gây ra.

Cách nạo lưỡi

Khi nạo lưỡi phải chú ý nạo sạch toàn bộ bề mặt lưỡi, bao gồm bề mặt trên, cạnh lưỡi, gốc lưỡi. Nạo sâu phần gốc lưỡi có thể gây cảm giác buồn nôn nhưng rất cần thiết vì đó là nơi rêu lưỡi dầy, nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn nhất. Lưỡi là một cơ quan luôn ẩm ướt, không cần nạo mạnh để tẩy bỏ những chất bám trên bề mặt, cứ thực hiện từ từ, nhẹ nhàng rồi tăng dần cường độ nếu bạn thấy cần thiết. Bạn phải tự điều chỉnh động tác, cường độ khi nạo lưỡi, không để gây rát hoặc tổn thương lưỡi. Bạn nên thăm dò với dụng cụ nạo lưỡi mới của mình bằng động tác chải nhẹ từ trong ra ngoài, từ giữa lưỡi, sau đó có thể sâu dần vào gốc lưỡi.

Thời điểm nạo lưỡi

Thời gian để nạo lưỡi tốt nhất là vào buổi sáng, sau một đêm ngủ dậy bạn sẽ thấy rêu lưỡi trắng hơn ban ngày, đó và tế bào chết và vi khuẩn phát triển, các mảng bám cũng hình thành sau 12 - 24 tiếng. Cạo lưỡi buổi sáng cũng là công việc vệ sinh chuẩn bị cho một ngày mới với cảm giác sạch sẽ hoàn toàn trong khoang miệng.

Tuy nhiên việc no lưỡi sau các bữa ăn cùng với chải răng được cho là rất hiệu quả vì chính các mảnh vụn thức ăn trong khe răng, trong khoang miệng là đất sống, nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn, men nấm. Làm sạch khoang miệng ngay sau khi ăn uống chính là triệt tận gốc sự sinh sôi của vi khuẩn.

Cuối cùng bạn phải nhớ vệ sinh dụng cụ nạo lưỡi của mình ngay sau khi dùng, để nơi khô ráo. Định kỳ tiệt trùng bằng nước sôi (với dụng cụ bằng Inox, kim loại) hoặc thay mới đi với các dụng cụ bằng tre, gỗ, nhựa. 

Sản phẩm bao gồm

Loại thông dụng:

Một dụng cụ nạo lưỡi bằng Inox tiêu chuẩn y tế (có tay cầm bọc nhựa nhiều màu hoặc để nguyên bản), kích thước 150 x 23 mm đựng trong túi nilon hoặc hộp nhôm.

Loại to:

Một dụng cụ nạo lưỡi bằng Inox tiêu chuẩn y tế tay cầm để nguyên bản, kích thước 150 x 36 mm đựng trong túi nilon.

Kích thước có thể có sai số do đo thủ công.