MIẾNG BẢO VỆ RĂNG (M5)

Giá bán 85.000đ/bộ (120.000đ)1 bộ bao gồm:

+ Hộp đựng bằng nhựa, có nhiều màu để lựa chọn;

+ 1 miếng ngậm bằng nhựa dẻo EVA;

Gửi hàng trong ngày khu vực Hà Nội. Nhận hàng thu tiền toàn quốc. Mua từ 5 bộ miễn phí ship.

Miếng bảo vệ răng có tác dụng bảo vệ hàm răng khỏi các hoạt động có nguy cơ cao như tập thể thao. Nó còn có tác dụng bảo vệ răng, giảm thiểu các tác hại do tật nghiến răng khi ngủ gây ra.

Các nguy cơ đối với hàm răng khi chơi thể thao

Khi tập thể thao hoặc tham gia các hoạt động thể thao cường độ cao, va đập mạnh, nguy cơ 2 hàm răng va đập, cắn vào nhau là rất lớn. Khi lực va đập lớn mà không có dụng cụ giảm chấn động thì luôn có nguy cơ gẫy răng thậm chí vỡ hàm.

Miếng ngậm này giúp người tập thể thao, đặc biệt là các môn thể thao đối kháng như Boxing, Taekwondo, Karatedo, MMA … hạn chế được các rủi ro khi chơi thể thao.

Miếng ngậm bảo vệ hàm răng này được làm từ loại silicon tốt, mềm mại phù hợp tiêu chuẩn nha khoa, có tác dụng hấp thụ xung lực, giảm chấn động. Phù hợp cho khuôn răng người trưởng thành nhờ khả năng định hình và tái định hình theo hàm răng mỗi người.

Tác hại của tật nghiến răng khi ng

Có tới 80% người mắc chứng nghiến răng khi ngủ, có thể gây ra tiếng kêu to, nhỏ hoặc không kêu. Nghiến răng có nhiều nguyên nhân, nhưng dù là nguyên nhân gì thì cũng khiến mặt nhai của răng bị chà xát gây mòn men răng và ảnh hưởng tới chân răng do bị lực tác động mạnh một cách vô thức khi ngủ.

Khi nghiến răng, các cơ hàm bị co thắt khiến cho người bệnh bị mỏi, đau các cơ, đau đầu và cổ. Trường hợp các cơ này hoạt động quá mức có thể sẽ bị phì đại, làm khuôn mặt mất dần sự cân xứng hoặc có dạng vuông do phì đại các cơ cắn ở cả hai bên.

Nghiến răng còn gây ra rối loạn khớp thái dương - hàm. Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng khó chịu hoặc bị đau ở khớp, há miệng khó, có tiếng kêu lục cục khi há miệng hoặc đau đầu.

Nguyên nhân gây ra tật nghiến răng chưa được xác định rõ ràng nên không có thuốc hoặc cách điều trị hết nghiến răng. Nhưng các nhà khoa học thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng căng thẳng (stress) và nghiến răng.

Miếng ngậm này có tác dụng giảm tác hại của tật nghiến răng khi ngủ. Nó đóng vai trò là một lớp đệm có độ đàn hồi giữa 2 hàm răng, giảm thiểu lực tác động khi nghiến răng. Giúp người sử dụng có giấc ngủ chất lượng, bảo vệ hàm răng cũng như sức khỏe nói chung.

Ưu điểm của miếng bảo vệ răng

Bảo vệ răng khi chơi thể thao, đặc biệt các môn thể thao có nguy cơ va đập cao;

Chống nghiến răng, giúp bảo vệ răng men răng và chân răng;

✓ Không gây khó chịu khi ngậm, không cộm trong miệng;

✓ Dễ dàng định hình cho phù hợp khuôn răng mỗi người;

Dùng được cho cả người lớn và trẻ em.

Sản phẩm bao gồm

+ Hộp đựng bằng nhựa, có nhiều màu để lựa chọn;

+ 1 khay răng chống nghiến răng;

Trọng lượng cả hộp: 53g

Kích thước hộp: dài x rộng x cao = 8,2 x 7,8 x 2,8 cm (có sai số do đo thủ công)

Tại sao cần định hình miếng ngậm trước khi dùng

Hàm răng mỗi người thì có những đặc điểm khác nhau, có thể là độ vòng cung của hàm răng, chiều cao, chiều dày của răng, hình dạng, kích thước, vị trí, khoảng cách các răng. Miếng chống nghiến răng sản xuất ra theo hình vòng cung răng chuẩn nên chưa thể vừa vặn với hàm răng người dùng. Khi ngậm vào miệng nó sẽ tì đè vào răng gây đau mỏi, không thể ngậm lâu.

Định hình khuôn răng tức là làm miếng ngậm có hình dạng như khuôn răng người dùng. Để khi lắp vào hàm răng nó sẽ khớp khít với hàm răng, không tì đè vào răng gây đau mỏi và đỡ phồng, cộm khi ngậm. Khi định hình theo khuôn răng được rồi thì ngậm lâu, ngậm qua đêm sẽ không còn khó chịu nữa.

Tuy nhiên việc ngậm một vật lạ trong miệng khi ngủ cũng chưa thể thoải mái ngay từ đầu. Cần có thời gian để quen, hãy cố gắng chấp nhận những khó chịu nhỏ ban đầu để giữ gìn hàm răng bạn.

Hướng dẫn tạo hình miếng bảo vệ răng

Bạn phải làm mềm khay răng bằng nước nóng rồi cho vào hàm cắn nhẹ để tạo hình theo khuôn răng mình với các bước sau:

1. Nhúng khay răng vào nước nóng (80-85 độ C) trong 30-50 giây để làm mềm;

2. Lắp khay răng vào hàm trên cắn nhẹ, ngậm tự nhiên để tạo hình theo khuôn răng mình, dùng tay ấn nhẹ xung quanh để bờ khay răng ép sát vào răng;

* Đối với người có khuôn miệng nhỏ hoặc trẻ em thì phải cắt bớt đều cả 2 bên khay răng (phần trong răng hàm), sau đó thực hiện tạo hình theo khuôn răng như hướng dẫn ở trên.

Khay chống nghiến răng được làm bằng vật liệu cao cấp tuân theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Có thể tạo lại khuôn, vì vậy nếu bạn không hài lòng với khay đã định hình, bạn có thể lặp lại các bước trên để tạo khuôn răng như bạn muốn.

Khi ngủ lắp khay răng vào hàm trên, sáng dậy rửa sạch, cất vào hộp đựng.

Hướng dẫn sử dụng miếng bảo vệ răng

Chỉ sử dụng sau khi đã định hình miếng ngậm theo khuôn răng mình để tránh bị đau mỏi khi ngậm.

Hình ảnh tác hại của nghiến răng

Có tới 80% dân số mắc tật nghiến răng. Nguyên nhân chưa được làm rõ nhưng người ta nhận thấy nó liên quan tới trạng thái căng thẳng (stress). Hiện chưa có thuốc chữa khỏi tật nghiến răng.

Lực nghiến của 2 hàm răng rất lớn. Nghiến răng trong trạng thái vô thức khi ngủ làm sứt mẻ răng dẫn tới hỏng răng.

Dễ nhận thấy nhất là mặt nhai của răng bị mài mòn

Men răng bị vỡ do lực nghiến của răng

Các tổ chức răng bị trơ ra (hình 3D mô phỏng)

Các tổ chức răng bị trơ ra (ảnh thật)

Tật nghiến răng và cách khắc phục

Nghiến răng khi ngủ là một trong những rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất chỉ xếp sau nói mê và ngủ ngáy.

Dấu hiệu nghiến răng khi ngủ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ

Dù là đối tượng trẻ em hay người lớn, một khi đã gặp phải tình trạng nghiến răng khi ngủ thường là do:

Ngoài ra, một số yếu tố được cho là nguy cơ làm gia tăng tình trạng nghiến răng khi ngủ ở người lớn chính là:

Khi nào cần đi khám?

Thông thường, chứng nghiến răng khi ngủ sẽ tự khỏi nếu như người bệnh rèn lại thói quen, hành vi của mình. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khi mức độ nghiến răng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng thì cần phải tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên hữu ích nhất, cụ thể là các trường hợp:

Khắc phục tật nghiến răng khi ngủ

Mặc dù tật nghiến răng khi ngủ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng để ngăn ngừa tổn thương, sự hình thành bệnh răng miệng và các nguy cơ có thể xảy ra thì nên tìm phương án khắc phục.

Tùy vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ mà có phương án điều trị phù hợp:

Ngoài ra, nếu bản thân mắc phải các bệnh lý răng miệng, người bệnh nên trực tiếp đến bệnh viện thăm khám bởi bác sĩ răng hàm mặt, chỉnh hình răng để có khớp cắn tốt hơn (nếu cần). Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất về phương án bảo vệ răng để tránh tổn thương khi nghiến răng quá nặng.