Mua từ 2 bộ miễn phí vận chuyển
1 bộ bao gồm:+ Hộp đựng bằng nhựa, có nhiều màu để lựa chọn;
+ 1 miếng ngậm nguyên bản, chưa định hình;
Gửi hàng trong ngày khu vực Hà Nội. Nhận hàng thu tiền toàn quốc.
Răng là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể. Ngoài việc ăn nhai, đảm bảo chất lượng cuộc sống, răng còn đóng vai trò quan trọng trong thẩm mỹ.
Bảo vệ răng từ sớm là việc rất quan trọng với mỗi người. Các nguy cơ làm giảm tuổi thọ của răng thì nhiều. Hai nguy cơ cao làm hỏng rang rõ rệt nhất là răng bị chấn động, va đập mạnh và răng bị mòn, cùn, chân răng bị siết, lắc do nghiến răng mạnh một cách vô thức, khi ngủ.
Miếng ngậm bảo vệ răng này được sản xuất từ loại vật liệu mới, thông minh, bền và thân thiện với môi trường. Miếng ngậm làm từ silicon EVA có khả năng nhớ định dạng bằng định hình nhiệt. Nó có thể định hình theo khuôn răng mỗi người và có thể quay trở lại hình dạng ban đầu.
Miếng ngậm được thiết kế cho phù hợp với hầu hết mọi lứa tuổi. Với độ dày chưa đến 2mm, không mùi, nó có thể dùng được trong hầu hết các hoạt động thường ngày mà không cộm, vướng, trừ lúc ăn. Trong luyện tập thể thao, điều này rất quan trọng, nó giúp các vận động viên bảo vệ được răng mà vẫn có thể giao tiếp, uống nước, thở qua miệng vốn rất cần thiết trong lúc tập cũng như thi đấu.
Khi tập thể thao hoặc tham gia các hoạt động thể thao cường độ cao, va đập mạnh, nguy cơ 2 hàm răng va đập, cắn vào nhau là rất lớn. Khi lực va đập lớn mà không có dụng cụ giảm chấn động thì luôn có nguy cơ gẫy răng thậm chí vỡ hàm.
Miếng ngậm này giúp người tập thể thao, đặc biệt là các môn thể thao đối kháng như Boxing, Taekwondo, Karatedo, MMA … hạn chế được các rủi ro khi chơi thể thao.
Miếng ngậm bảo vệ hàm răng này được làm từ loại silicon tốt, mềm mại phù hợp tiêu chuẩn nha khoa, có tác dụng hấp thụ xung lực, giảm chấn động. Phù hợp cho khuôn răng người trưởng thành nhờ khả năng định hình và tái định hình theo hàm răng mỗi người.
Có tới 80% người mắc chứng nghiến răng khi ngủ, có thể gây ra tiếng kêu to, nhỏ hoặc không kêu. Nghiến răng có nhiều nguyên nhân, nhưng dù là nguyên nhân gì thì cũng khiến mặt nhai của răng bị chà xát gây mòn men răng và ảnh hưởng tới chân răng do bị lực tác động mạnh một cách vô thức khi ngủ.
Khi nghiến răng, các cơ hàm bị co thắt khiến cho người bệnh bị mỏi, đau các cơ, đau đầu và cổ. Trường hợp các cơ này hoạt động quá mức có thể sẽ bị phì đại, làm khuôn mặt mất dần sự cân xứng hoặc có dạng vuông do phì đại các cơ cắn ở cả hai bên.
Nghiến răng còn gây ra rối loạn khớp thái dương - hàm. Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng khó chịu hoặc bị đau ở khớp, há miệng khó, có tiếng kêu lục cục khi há miệng hoặc đau đầu.
Nguyên nhân gây ra tật nghiến răng chưa được xác định rõ ràng nên không có thuốc hoặc cách điều trị hết nghiến răng. Nhưng các nhà khoa học thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng căng thẳng (stress) và nghiến răng.
Miếng ngậm này có tác dụng giảm tác hại của tật nghiến răng khi ngủ. Nó đóng vai trò là một lớp đệm có độ đàn hồi giữa 2 hàm răng, giảm thiểu lực tác động khi nghiến răng. Giúp người sử dụng có giấc ngủ chất lượng, bảo vệ hàm răng cũng như sức khỏe nói chung.
✓ Bảo vệ răng khỏi chấn động, va đập mạnh, đột ngột;
✓ Chống nghiến răng, giúp bảo vệ răng men răng và chân răng;
✓ Có thể định hình và tái định hình cho phù hợp khuôn răng mỗi người;
✓ Nhỏ gọn, không mùi, không gây khó chịu khi ngậm;
✓ Dùng được cho cả người lớn và trẻ em;
✓ Độ dai rất lớn, dùng bền.
+ Hộp đựng bằng nhựa, có nhiều màu để lựa chọn;
+ 1 miếng bảo vệ răng;
Trọng lượng cả hộp: 50g
Kích thước hộp: dài x rộng x cao = 8 x 9 x 2,7 mm (có sai số do đo thủ công)
Hàm răng mỗi người thì có những đặc điểm khác nhau, có thể là độ vòng cung của hàm răng, chiều cao, chiều dày của răng, hình dạng, kích thước, vị trí, khoảng cách các răng. Miếng chống nghiến răng Mighteeth được sản xuất ở hình dạng phẳng với hình vòng cung răng chuẩn để dễ dàng tạo hình miếng ngậm theo khuôn răng người dùng.
Định hình khuôn răng tức là làm miếng ngậm có hình dạng như khuôn răng người dùng. Để khi lắp vào hàm răng nó sẽ khớp khít với hàm răng, không tì đè vào răng gây đau mỏi và đỡ phồng, cộm khi ngậm. Khi định hình theo khuôn răng được rồi thì ngậm lâu, ngậm qua đêm sẽ không còn khó chịu nữa.
Tuy nhiên việc ngậm một vật lạ trong miệng khi ngủ cũng chưa thể thoải mái ngay từ đầu. Cần có thời gian để quen, hãy cố gắng chấp nhận những khó chịu nhỏ ban đầu để giữ gìn hàm răng bạn.
Chuẩn bị:
- 1 bát hoặc đĩa để đựng dầu ăn (dầu lạc, vừng, dừa, dầu Tường An hay dầu ăn gì cũng được);
- 1 bát đựng nước nóng;
- 1 đôi đũa;
- Rửa sạch tay trước khi định hình miếng ngậm.
- Lấy sẵn miếng ngậm ra khỏi vỏ.
Định hình miếng ngậm:
• Nhúng miếng ngậm ngập trong dầu ăn (để lúc miếng ngậm ngâm nóng không bị dính);
• Pha nước nóng: Lấy 1 phần nước nguội pha với 2 phần nước sôi. Nếu chưa mềm thì tăng nóng lên từ từ tới khi mềm. Không cho nóng quá sẽ nhão ra hỏng ngay;
• Lấy miếng ngậm đã ngâm dầu cho vào trong bát nước nóng đó chừng 30 đến 50 giây;
• Dùng đũa ấn nhẹ xem miếng ngậm đã mềm chưa, nếu mềm thì gắp ra, không để lâu sẽ bị chảy nhão;
• Nhúng ngón tay vào dầu ăn cho đỡ dính, cầm miếng ngậm đưa vào miệng theo chiều cung răng. Miệng ngậm tự nhiên, cắn nhẹ. Dùng tay lật mép miếng ngậm lên trên cho ốp vào mặt ngoài hàm răng trên. Dùng lưỡi đẩy miếng ngậm sát vào mặt trong của răng. Để miếng ngậm như thế trong miệng tới khi định hình (chừng 2-3 phút).
• Lấy miếng ngậm ra khỏi miệng, rửa sạch bằng bàn chải và kem răng, không dùng nước nóng;
Mẹo: Pha đều 1 phần nước nguội với 2 phần nước sôi hoặc nóng già để ngâm miếng ngậm. Nếu nước chưa đủ nóng để làm mềm miếng ngậm thì đổ nước đi, pha lại nước mới với tỷ lệ nóng cao hơn 1 chút. Cứ thế tới khi nước đủ nóng để làm mềm miếng ngậm. Lưu ý chỉ tăng độ nóng lên dần dần, chút một.
Chỉ sử dụng sau khi đã định hình miếng ngậm theo khuôn răng mình để đạt hiệu quả cao nhất.
Khi dùng thì lắp vào hàm răng trên, khớp theo khuôn răng, vị trí đã định dạng;
Dùng xong tháo ra, rửa sạch bằng nước nguội, để ráo nước rồi cất vào hộp đựng;
Hàng tuần vệ sinh miếng ngậm bằng kem răng và bàn chải. Không dùng nước nóng vì có thể làm mất định dạng của miếng ngậm.
Tùy theo mức độ nghiến răng của người sử dụng, cần thay miếng chống nghiến sau thời gian từ 3-6 tháng để đảm bảo miếng ngậm đem lại hiệu quả cao nhất.
Lưu ý: Khi ngậm nếu có cảm giác buồn nôn là do miếng ngậm dài quá chạm vào phần cuống lưỡi hoặc khu vực gần hầu họng. Để hết cảm giác đó chỉ cần cắt bớt miếng ngậm đi là được. Miếng ngậm không cần phải dài tới răng trong cùng vẫn có tác dụng chống nghiến cho cả hàm răng.
Có tới 80% dân số mắc tật nghiến răng. Nguyên nhân chưa được làm rõ nhưng người ta nhận thấy nó liên quan tới trạng thái căng thẳng (stress). Hiện chưa có thuốc chữa khỏi tật nghiến răng.
Lực nghiến của 2 hàm răng rất lớn. Nghiến răng trong trạng thái vô thức khi ngủ làm sứt mẻ răng dẫn tới hỏng răng.
Dễ nhận thấy nhất là mặt nhai của răng bị mài mòn
Men răng bị vỡ do lực nghiến của răng
Các tổ chức răng bị trơ ra (hình 3D mô phỏng)
Các tổ chức răng bị trơ ra (ảnh thật)
Nghiến răng khi ngủ là một trong những rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất chỉ xếp sau nói mê và ngủ ngáy.
Dấu hiệu nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng siết chặt răng ken két hoặc rất mạnh trong khi ngủ hoặc khi thức vào những lúc lo âu hoặc stress;
Mặt nhai của răng bị mòn, phẳng hoặc mẻ;
Lớp men răng bị mòn, lộ ra lớp ngà răng bên trong;
Sự mẫn cảm của răng tăng lên;
Siết chặt hàm hoặc co cơ;
Đau hàm hoặc co cứng các cơ hàm;
Khớp hàm kêu lộp cộp, lạch cạch hoặc cứng hàm;
Đau tai, vì co mạnh cơ hàm, không phải nguyên nhân do tai;
Đau đầu âm ỉ buổi sáng;
Đau vùng cổ, mặt mạn tính;
Về ngoại hình, nghiến răng khi ngủ ở người lớn diễn ra trong thời gian dài có thể gây mòn răng, giảm kích thước tầng dưới mặt (mặt ngắn đi) và làm cho người bệnh trông già trước tuổi. Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng nghiến răng xảy ra ở những người đã làm răng thì có thể làm gãy, sứt miếng hàn ở răng và làm gãy các hàm giả.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ
Dù là đối tượng trẻ em hay người lớn, một khi đã gặp phải tình trạng nghiến răng khi ngủ thường là do:
Cảm xúc thay đổi liên tục, thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo âu, thất vọng hay giận dữ;
Do sai lệch khớp cắn, sự liên kết bất thường của các răng hàm;
Do bị rối loạn giấc ngủ;
Mắc phải các bệnh lý răng miệng;
Do bị trào ngược dạ dày - thực quản;
Tác dụng phụ của một số loại thuốc đang sử dụng;
Tập trung quá mức.
Ngoài ra, một số yếu tố được cho là nguy cơ làm gia tăng tình trạng nghiến răng khi ngủ ở người lớn chính là:
Do tuổi tác;
Do tính cách: Những người có cá tính mạnh mẽ, hung hăng, hiếu động thì dễ có nguy cơ bị nghiến răng khi ngủ;
Do thói quen sử dụng các chất kích thích như đồ uống có chứa cafein, cồn, thuốc lá;
Ngoài ra, một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng như nha chu, viêm khớp hàm, sự co cứng các cơ hàm... cũng có thể sẽ làm cho tình trạng nghiến răng tăng lên.
Khi nào cần đi khám?
Thông thường, chứng nghiến răng khi ngủ sẽ tự khỏi nếu như người bệnh rèn lại thói quen, hành vi của mình. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khi mức độ nghiến răng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng thì cần phải tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên hữu ích nhất, cụ thể là các trường hợp:
Khi răng bị hư hỏng, mòn răng nghiêm trọng;
Đau nhức liên tục ở vị trí mặt, tai, xương hàm;
Khó khăn trong việc mở hoặc khép miệng.
Khắc phục tật nghiến răng khi ngủ
Mặc dù tật nghiến răng khi ngủ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng để ngăn ngừa tổn thương, sự hình thành bệnh răng miệng và các nguy cơ có thể xảy ra thì nên tìm phương án khắc phục.
Tùy vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ mà có phương án điều trị phù hợp:
Nếu nguyên nhân là do stress thì nên điều trị bằng liệu pháp tâm lý và thư giãn trước khi ngủ. Tùy tình hình cụ thể mà người bệnh có thể sử dụng thuốc gây giãn cơ để giảm sự co thắt cơ hàm, việc sử dụng thuốc nên theo chỉ định của bác sĩ;
Nếu nguyên nhân là do các bệnh lý thần kinh cơ hay tổn thương não ở người bệnh thì biện pháp điều trị chủ yếu là bảo vệ răng và khớp cắn;
Trong trường hợp nghiến răng khi ngủ ở người lớn là do tác dụng phụ của một số loại thuốc thì hãy ngưng sử dụng thuốc đó, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng thêm các thuốc khác giảm nghiến răng.
Cách khắc phục đơn giản, hiệu quả, chi phí thấp nhất là dùng miếng chống nghiến răng. Miếng này thường làm bằng nhựa mềm, có tác dụng ngăn cách 2 bề mặt tiếp xúc của hàm răng và giảm lực nghiến tác động lên chân răng, lên hàm.
Ngoài ra, nếu bản thân mắc phải các bệnh lý răng miệng, người bệnh nên trực tiếp đến bệnh viện thăm khám bởi bác sĩ răng hàm mặt, chỉnh hình răng để có khớp cắn tốt hơn (nếu cần). Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất về phương án bảo vệ răng để tránh tổn thương khi nghiến răng quá nặng.