Mua từ 2 bộ miễn phí vận chuyển
1 bộ bao gồm:+ Hộp đựng bằng nhựa tròn;
+ 1 miếng ngậm;
Có 2 cỡ: cỡ to (thường cho nam) và cỡ bé (cho nữ và người có khuôn miệng nhỏ)
Gửi hàng trong ngày khu vực Hà Nội. Nhận hàng thu tiền toàn quốc.
Ngủ là để nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng nhưng các tật trong khi ngủ làm cho giấc ngủ không ngon, không sâu do vậy ảnh hưởng tới sức khỏe. Người ngủ cùng, nằm cùng phòng cũng bị mất ngủ theo vì tiếng ồn người khác tạo ra khi ngủ.
Những tật phổ biến khi ngủ là nghiến răng và ngủ ngáy. Tác hại trực tiếp là gây hại cho răng và ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bên cạnh.
Miếng ngậm này được thiết kế với 3 tác dụng chính: chống ngáy, chống nghiến răng, bảo vệ răng thể thao.
Ưu điểm của miếng ngậm này là làm từ loại vật liệu rất mềm, dẻo dai do vậy nó có thể vừa các loại khuôn răng, không tạo lực ép lên răng, không gây đau mỏi khi ngậm. Vì thế người dùng không cần định hình miếng ngậm trước khi dùng mà ngậm vẫn dễ dàng.
Miếng ngậm mềm dẻo, không mùi, không cần định hình
Miếng cỡ bé có hình dáng hơi khác miếng to
Vì không định hình theo khuôn răng người dùng nên nó chỉ phù hợp với các hàm răng bình thường, không bị mọc chòi, mọc lệch, răng khểnh. Hàm răng có nhiều răng mọc chòi, khểnh, chen chúc sẽ không dùng được miếng ngậm này.
Tiếng ngáy là do luồng không khí qua cổ họng bị hẹp khiến các mô mềm xung quanh bị rung lên, tạo ra âm thanh khi thở. Miếng ngậm được thiết kế khiến hàm dưới người dùng hơi mở và đưa ra trước. Việc này khiến đường thở trong họng mở rộng, không khí ra vào dễ dàng, không gây ra rung động các mô mềm trong họng vốn là nguyên nhân tạo ra tiếng ngáy.
Miếng ngậm này có một lớp đệm dày khoảng 2,5mm giữa 2 hàm răng. Nó sẽ khiến 2 mặt nhai của răng không chà xát vào nhau, không tạo ra tiếng kêu và bảo vệ được men răng của 2 mặt nhai.
Khi chơi thể thao thì nguy cơ 2 hàm răng va đập vào nhau rất lớn. Lực đập đột ngột có thể gây gẫy răng. Lớp đệm giữa 2 hàm sẽ giúp giảm chấn động, giảm lực tác động lên răng và chân răng.
Đặt miếng ngậm giữa 2 hàm răng, phần có miếng đánh dấu lưỡi ở phía trên. Cắn và nhay nhẹ để cả 2 hàm đều lọt vào rãnh răng. Đưa hàm dưới ra phía trước hết cỡ vài lần để xác định vị trí thoải mái nhất. Vị trí này thường ở khoảng giữa khi hàm dưới để bình thường và khi đưa ra phía trước. Miếng ngậm sẽ làm hàm dưới hơi đưa ra trước so với vị trí bình thường. Cố gắng ngậm miệng khi ngủ, không thở bằng miệng.
Khi ngậm miệng sẽ hơi phồng vì độ dày của miếng ngậm và 2 hàm răng bị lớp đệm làm cách xa nhau. Mới ngậm có thể khó chịu nhưng ngậm sẽ quen đi. Ngậm một vật trong miệng khi ngủ sẽ không thể thoải mái như khi không ngậm gì. Nhưng chịu khó ngậm thì nó sẽ bảo vệ hàm răng mình và không gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của người khác.
Khi ngậm cũng chỉ nên ngậm tới răng sát răng hàm trong cùng, không nên ngậm đến răng cuối cùng, vì nó dễ chạm vào phần cuống lưỡi, hầu họng, gây buồn nôn. Nếu miếng ngậm dài quá chạm vào cuống lưỡi, khu vực hầu họng gây buồn nôn thì cắt bớt đi.
Dùng xong rửa sạch, để khô, cất vào hộp đựng. Hàng tuần lấy bàn chải răng và kem đánh răng để vệ sinh cho sạch, dùng nước lã, không dùng nước nóng.
* KHÔNG dùng miếng ngậm này cho người bị động kinh, người mắc tật ngưng thở khi ngủ hoặc hoặc răng miệng đang viêm nhiễm, có vết thương hở.
Ngủ ngáy là một hiện tượng phổ biến nhiều người mắc phải, gây ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng giấc ngủ của người ngáy mà còn gây phiền toái cho những người xung quanh. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Ngủ ngáy xảy ra khi không khí lưu thông qua đường hô hấp không trơn tru, dẫn đến rung động ở các mô mềm trong cổ họng, tạo ra tiếng ngáy. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này bao gồm:
Tắc nghẽn đường thở: Khi đường thở bị hẹp lại do các mô mềm ở cổ họng hoặc do lưỡi chặn đường thở, không khí không thể lưu thông dễ dàng và dẫn đến tiếng ngáy.
Cấu trúc bất thường của mũi và miệng: Những người có vách ngăn mũi bị lệch hoặc có amidan và lưỡi gà lớn thường có xu hướng ngủ ngáy.
Béo phì: Mỡ tích tụ xung quanh cổ có thể tạo áp lực lên đường hô hấp, gây ra tắc nghẽn và ngủ ngáy. Cân nặng dư thừa là một trong những nguyên nhân chính gây ngủ ngáy.
Ngủ ở tư thế nằm ngửa: Tư thế này khiến lưỡi dễ dàng rơi về phía sau cổ họng, gây hẹp đường thở và dẫn đến ngáy.
Sử dụng chất kích thích: Tiêu thụ rượu, thuốc lá, hoặc thuốc an thần trước khi ngủ có thể làm giãn các cơ trong cổ họng, tạo điều kiện cho ngủ ngáy xuất hiện.
Vấn đề về hô hấp: Các bệnh lý như viêm xoang, cảm lạnh, dị ứng có thể gây tắc nghẽn đường thở, làm tăng nguy cơ ngáy khi ngủ.
Giảm chất lượng giấc ngủ: Ngủ ngáy có thể dẫn đến tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn. Người ngáy thường thức dậy nhiều lần trong đêm, khiến họ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng vào ban ngày.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch: Ngủ ngáy, đặc biệt là khi liên quan đến ngưng thở khi ngủ (sleep apnea), có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ.
Gây ảnh hưởng đến người khác: Tiếng ngáy to có thể gây phiền phức cho những người xung quanh, đặc biệt là vợ/chồng hoặc bạn cùng phòng, dẫn đến mất ngủ và mệt mỏi cho cả hai bên.
Tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý nguy hiểm mà trong đó người bệnh ngừng thở trong một thời gian ngắn trong khi ngủ. Điều này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
1. Thay đổi lối sống:
Giảm cân: Đối với những người béo phì, việc giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên đường hô hấp và ngăn ngừa tình trạng ngáy.
Tránh rượu và thuốc lá: Việc tránh tiêu thụ các chất kích thích trước khi đi ngủ có thể giúp giảm nguy cơ ngủ ngáy.
Thay đổi tư thế ngủ: Nằm nghiêng thay vì nằm ngửa có thể giúp mở rộng đường thở, từ đó ngăn ngừa tiếng ngáy.
2. Sử dụng thiết bị hỗ trợ:
Miếng chống ngáy: Đây là thiết bị nhỏ được đặt trong miệng để giúp mở rộng đường thở và ngăn ngừa tiếng ngáy.
Máy CPAP (Continuous Positive Airway Pressure): Dành cho những người bị ngưng thở khi ngủ, máy CPAP cung cấp một luồng không khí ổn định để giữ cho đường thở luôn mở trong suốt đêm.
3. Can thiệp y tế:
Phẫu thuật: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để điều chỉnh các cấu trúc trong mũi hoặc miệng, chẳng hạn như chỉnh sửa vách ngăn mũi hoặc loại bỏ amidan.
Tiêm thuốc: Một số người chọn phương pháp tiêm thuốc vào các mô mềm trong cổ họng để giảm kích thước của các mô gây hẹp đường thở.
Điều trị bệnh lý nền: Nếu ngáy do các bệnh lý như viêm xoang, dị ứng hoặc viêm mũi, việc điều trị dứt điểm các bệnh này có thể giúp cải thiện tình trạng ngáy.
Thực hiện bài tập cổ họng: Một số bài tập cơ cổ họng có thể giúp tăng cường các cơ trong khu vực này, từ đó giảm nguy cơ tắc nghẽn đường thở khi ngủ.
Tật ngủ ngáy không chỉ là một phiền toái nhỏ mà còn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Hiểu rõ nguyên nhân, tác hại và các phương pháp chữa trị là điều quan trọng để đảm bảo một giấc ngủ chất lượng và bảo vệ sức khỏe tổng thể. Nếu bạn hoặc người thân mắc chứng ngáy khi ngủ, đừng ngần ngại tìm biện pháp chữa trị phù hợp để cải thiện cuộc sống hàng ngày.
Có tới 80% dân số mắc tật nghiến răng. Nguyên nhân chưa được làm rõ nhưng người ta nhận thấy nó liên quan tới trạng thái căng thẳng (stress). Hiện chưa có thuốc chữa khỏi tật nghiến răng.
Lực nghiến của 2 hàm răng rất lớn. Nghiến răng trong trạng thái vô thức khi ngủ làm sứt mẻ, xiêu vẹo răng dẫn tới hỏng răng.
Dễ nhận thấy nhất là mặt nhai của răng bị mài mòn
Men răng bị vỡ do lực nghiến của răng
Các lớp tổ chức răng bị trơ ra (ảnh thật)
Các lớp tổ chức răng bị trơ ra (hình 3D mô phỏng)