DỤNG CỤ CHỐNG NGHIẾN RĂNG (M3)

Giá bán 69.000đ/bộ (90.000đ)1 bộ bao gồm:

+ Hộp đựng bằng nhựa, có nhiều màu để lựa chọn;

+ 1 miếng ngậm bằng nhựa dẻo EVA;

Gửi hàng trong ngày khu vực Hà Nội. Nhận hàng thu tiền toàn quốc. Mua từ 5 bộ miễn phí ship.

Có tới 80% người mắc tật nghiến răng khi ngủ, có thể gây ra tiếng kêu to, nhỏ hoặc không kêu. Nghiến răng có nhiều nguyên nhân, nhưng dù là nguyên nhân gì thì cũng khiến mặt nhai của răng bị chà xát gây mòn men răng và ảnh hưởng tới chân răng do bị lực tác động mạnh một cách vô thức khi ngủ.

Khi nghiến răng, các cơ hàm bị co thắt khiến cho người bệnh bị mỏi, đau các cơ, đau đầu và cổ. Trường hợp các cơ này hoạt động quá mức có thể sẽ bị phì đại, làm khuôn mặt mất dần sự cân xứng hoặc có dạng vuông do phì đại các cơ cắn ở cả hai bên.

Nghiến răng còn gây ra rối loạn khớp thái dương - hàm. Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng khó chịu hoặc bị đau ở khớp, há miệng khó, có tiếng kêu lục cục khi há miệng hoặc đau đầu.

Nguyên nhân gây ra tật nghiến răng chưa được xác định rõ ràng nên không có thuốc hoặc cách điều trị hết nghiến răng. Nhưng các nhà khoa học thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng căng thẳng (stress) và nghiến răng.

Miếng ngậm này có tác dụng giảm tác hại của tật nghiến răng khi ngủ. Nó đóng vai trò là một lớp đệm có độ đàn hồi giữa 2 hàm răng, giảm thiểu lực tác động khi nghiến răng. Giúp người sử dụng có giấc ngủ chất lượng, bảo vệ hàm răng cũng như sức khỏe nói chung.

Dụng cụ này còn rất hữu dụng với người đang niềng răng mắc cài kim loại/sứ. Người niềng răng mắc cài kim loại/sứ hay bị dây cung niềng răng đâm vào làm trợt, loét má, phải dùng sáp nha khoa bọc vào dây cung cho đỡ đau. Dụng cụ này sẽ che má khỏi bị khí cụ đâm vào, đỡ đau đớn khi chỉnh nha bằng niềng răng mắc cài kim loại/sứ.

Ưu điểm của dụng cụ chống nghiến răng

Chống nghiến răng, giúp bảo vệ răng men răng và chân răng;

✓ Chống khí cụ niềng răng đâm vào má cho người niềng răng mắc cài kim loại/sứ;

Nhỏ gọn, không gây khó chịu khi ngậm, không phồng, không cộm trong miệng;

Có thể định hình cho phù hợp khuôn răng mỗi người;

Dùng được cho cả người lớn và trẻ em.

Sản phẩm bao gồm

+ Hộp đựng bằng nhựa, có nhiều màu để lựa chọn;

+ 1 khay răng chống nghiến răng;

Trọng lượng cả hộp: 53g

Kích thước: dài x rộng x cao = 8,2 x 7,8 x 2,8 cm (có sai số do đo thủ công)

Tại sao cần định hình miếng ngậm trước khi dùng

Hàm răng mỗi người thì có những đặc điểm khác nhau, có thể là độ vòng cung của hàm răng, chiều cao, chiều dày của răng, hình dạng, kích thước, vị trí, khoảng cách các răng. Miếng chống nghiến răng sản xuất ra theo hình vòng cung răng chuẩn nên chưa thể vừa vặn với hàm răng người dùng. Khi ngậm vào miệng nó sẽ tì đè vào răng gây đau mỏi, không thể ngậm lâu.

Định hình khuôn răng tức là làm miếng ngậm có hình dạng như khuôn răng người dùng. Để khi lắp vào hàm răng nó sẽ khớp khít với hàm răng, không tì đè vào răng gây đau mỏi và đỡ phồng, cộm khi ngậm. Khi định hình theo khuôn răng được rồi thì ngậm lâu, ngậm qua đêm sẽ không còn khó chịu nữa.

Tuy nhiên việc ngậm một vật lạ trong miệng khi ngủ cũng chưa thể thoải mái ngay từ đầu. Cần có thời gian để quen, hãy cố gắng chấp nhận những khó chịu nhỏ ban đầu để giữ gìn hàm răng bạn.

Hướng dẫn tạo hình dụng cụ chống nghiến răng

Bạn phải làm mềm khay răng bằng nước nóng rồi cho vào hàm cắn nhẹ để tạo hình theo khuôn răng mình với các bước sau:

1. Nhúng khay răng vào nước nóng (80-85 độ C) trong 10-20 giây để làm mềm;

2. Lắp khay răng vào hàm trên cắn nhẹ, ngậm tự nhiên để tạo hình theo khuôn răng mình, dùng tay ấn nhẹ xung quanh để bờ khay răng ép sát vào răng;

3. Cắt bỏ tay cầm khỏi khay răng. Nếu bờ khay răng cao, chạm vào lợi gây khó chịu thì cắt bớt đi;

* Đối với người có khuôn miệng nhỏ hoặc trẻ em thì phải cắt bớt đều cả 2 bên khay răng (phần trong răng hàm), sau đó thực hiện tạo hình theo khuôn răng như hướng dẫn ở trên.

Khay chống nghiến răng được làm bằng vật liệu cao cấp tuân theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Có thể tạo lại khuôn, vì vậy nếu bạn không hài lòng với khay đã định hình, bạn có thể lặp lại các bước trên để tạo khuôn răng như bạn muốn.

Khi dùng lắp khay răng vào hàm trên, dùng xong rửa sạch, cất vào hộp đựng.

Hướng dẫn sử dụng dụng cụ chống nghiến răng

Nên định hình miếng ngậm theo khuôn răng mình trước khi sử dụng để tránh bị đau mỏi khi ngậm.

Một số thông tin về tật nghiến răng

Nghiến răng khi ngủ là một rối loạn vận động trong giấc ngủ khá phổ biến ở người lớn và trẻ em. Nghiến răng khi ngủ không những gây khó chịu cho người ngủ cạnh mà còn gây hại cho sức khỏe người nghiến răng.

Thế nào là nghiến răng khi ngủ?

Nghiến răng lúc ngủ xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. đây là một hoạt động có khả năng gây quá tải hệ thống nhai. Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, nó thường đi kèm với tình trạng stress, rối loạn khớp cắn, dị ứng và liên quan đến tư thế ngủ. Cho tới nay có rất ít dữ liệu về nguyên nhân và ảnh hưởng của tật nghiến răng.

Tật nghiến răng được xác định là “hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng và/hoặc bởi sự giằng và đẩy của hàm dưới”. Hoạt động này có thể tạo nên âm thanh ken két hoặc không.

Nghiến răng không thực hiện chức năng của hệ thống nhai và có thể gây chấn thương khớp cắn. Khớp cắn ảnh hưởng lên chức năng của cơ, qua đó tác động đến khớp thái dương hàm. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong khớp cắn đều ảnh hưởng đến cả cơ và khớp. Sai khớp cắn chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tật nghiến răng. Hậu quả của nó có thể gây ra bệnh đau khớp thái dương hàm.

Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ

Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên người ta thấy nghiến răng thường có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố sau:

1. Yếu tố tâm lý xã hội:

2. Yếu tố di truyền: Những người có thành viên trong gia đình đang hoặc từng mắc bệnh nghiến răng khi ngủ có nguy cơ cũng bị bệnh này. Nghiên cứu cho thấy rằng có thể có một mức độ liên quan đến di truyền trong việc phát triển tật nghiến răng. 21 – 50% những người bị nghiến răng ban đêm có thành viên trong gia đình từng mắc bệnh trước đây. Điều này cho thấy yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh.

3. Các loại thuốc và chất kích thích: Một số tác dụng phụ của các loại thuốc và thuốc gây nghiện làm tăng nguy cơ nghiến răng như: Thuốc chủ vận và đối kháng dopamine. Thuốc chống trầm cảm ba vòng. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc. Rượu, cocaine…

4. Yếu tố tại chỗ: Cản trở cắn khớp có thể là vấn đề gây bệnh. Chúng cản trở đường đi của vận động nhai bình thường. Nguyên nhân có thể ở một răng hoặc một nhóm răng. Ví dụ: Khi răng khôn hàm trên mất, răng khôn hàm dưới mọc trồi. Lúc cắn lại, hàm dưới phải đưa ra trước nhiều hơn để đóng hàm. Điều này làm sai lệch vận động hàm bình thường.

5. Yếu tố toàn thân: 

6. Yếu tố nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp có đòi hỏi đặc biệt có thể gây nên nghiến răng hay cắn chặt răng. Ví dụ: Nghệ sĩ piano cắn chặt răng lúc giữ đàn khi chơi; công nhân khuân vác cắn chặt răng để gồng sức; nghệ sĩ biểu diễn xiếc dùng răng để giữ người trên không trung...

7. Yếu tố bản năng: Một số nghiên cứu cho rằng các thói quen này thuộc về bản năng, là hoạt động tập tính của loài có vú. Mục đích của nó là để duy trì sự sắc bén của hàm răng.

Tác hại của việc nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng ban đầu thường không bị coi là nghiêm trọng. Nhưng nếu bệnh nhân nghiến răng với mức độ nặng và thường xuyên có thể gây ra một số tác hại như: tổn thương răng, tổn thương xương hàm, ảnh hưởng đến các phục hình răng, răng trở nên nhạy cảm do mòn thậm chí có thể gãy răng, rối loạn khớp thái dương hàm, căng đầu, đau-nhức đầu, đau mặt hoặc đau hàm nặng, biến dạng khuôn mặt...

Khắc phục chứng nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng mức độ thường nhẹ không cần điều trị, tuy nhiên phương pháp điều trị sẽ được cân nhắc trong các trường hợp nặng và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều trị nghiến răng với mục tiêu là giảm đau, giảm ảnh hưởng đến răng, phục hình, khớp thái dương hàm và hạn chế nghiến răng tiếp diễn.

1. Điều trị kiểm soát stress

Nghiến răng do căng thẳng cần áp dụng các phương pháp giúp giảm căng thẳng như thay đổi môi trường, thường xuyên tập thể dục, thư giãn, điều trị các rối loạn về giấc ngủ, đi ngủ đúng giờ, massage cơ mặt, tránh sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Bệnh nhân nên thử nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc luyện tập thể dục nhẹ nhàng giúp thư giãn và giảm nguy cơ nghiến răng khi ngủ.

2. Thay đổi thói quen vận động hàm và điều chỉnh hàm: Điều chỉnh các thói quen vận động hàm thường mất nhiều thời gian và cần đến sự hỗ trợ của nha sĩ và các chuyên gia tâm lý.

3. Sử dụng thuốc: 

4. Can thiệp nha khoa

Nghiến răng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dai dẳng và có thể gây ra những tác hại nặng nề đối với răng miệng. Điều trị tật nghiến răng đòi hỏi sự kiên trì và sự phối hợp của bệnh nhân.