MIẾNG CHỐNG NGHIẾN RĂNG (M4)

Giá bán 85.000đ/bộ (100.000đ)1 bộ bao gồm:

+ Hộp đựng bằng nhựa, có nhiều màu để lựa chọn;

+ 1 miếng ngậm bằng nhựa dẻo EVA;
Miếng ngậm có 2 cỡ, cỡ phổ thông và cỡ to. Người bình thường dùng cỡ phổ thông, chỉ người có khuôn hàm to hơn hẳn mới cần dùng cỡ to.

Gửi hàng trong ngày khu vực Hà Nội. Nhận hàng thu tiền toàn quốc. Mua từ 5 bộ miễn phí ship.

Có tới 80% người mắc chứng nghiến răng khi ngủ, có thể gây ra tiếng kêu to, nhỏ hoặc không kêu. Nghiến răng có nhiều nguyên nhân, nhưng dù là nguyên nhân gì thì cũng khiến mặt nhai của răng bị chà xát gây mòn men răng và ảnh hưởng tới chân răng do bị lực tác động mạnh một cách vô thức khi ngủ.

Khi nghiến răng, các cơ hàm bị co thắt khiến cho người bệnh bị mỏi, đau các cơ, đau đầu và cổ. Trường hợp các cơ này hoạt động quá mức có thể sẽ bị phì đại, làm khuôn mặt mất dần sự cân xứng hoặc có dạng vuông do phì đại các cơ cắn ở cả hai bên.

Nghiến răng còn gây ra rối loạn khớp thái dương-hàm. Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng khó chịu hoặc bị đau ở khớp, há miệng khó, có tiếng kêu lục cục khi há miệng hoặc đau đầu.

Nguyên nhân gây ra tật nghiến răng chưa được xác định rõ ràng nên không có thuốc hoặc cách điều trị hết nghiến răng. Nhưng các nhà khoa học thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng căng thẳng (stress) và nghiến răng.

Miếng ngậm này có tác dụng giảm tác hại của tật nghiến răng khi ngủ. Nó đóng vai trò là một lớp đệm có độ đàn hồi giữa 2 hàm răng, giảm thiểu lực tác động khi nghiến răng. Giúp người sử dụng có giấc ngủ chất lượng, bảo vệ hàm răng cũng như sức khỏe nói chung.

Ưu điểm của miếng chống nghiến răng

Chống nghiến răng, giúp bảo vệ răng men răng và chân răng;

Bảo vệ răng khi chơi các môn thể thao có cường độ cao;

Không gây khó chịu khi ngậm, không cộm trong miệng;

Dễ dàng định hình cho phù hợp khuôn răng mỗi người;

Dùng được cho cả người lớn và trẻ em.

Sản phẩm bao gồm

+ Hộp đựng bằng nhựa;

+ 1 khay răng chống nghiến răng;

Trọng lượng cả hộp: 53g

Kích thước hộp: dài x rộng x cao = 8,2 x 7,8 x 2,8 cm (có sai số do đo thủ công)

Tại sao cần định hình miếng ngậm trước khi dùng

Hàm răng mỗi người thì có những đặc điểm khác nhau, có thể là độ vòng cung của hàm răng, chiều cao, chiều dày của răng, hình dạng, kích thước, vị trí, khoảng cách các răng. Miếng chống nghiến răng sản xuất ra theo hình vòng cung răng chuẩn nên chưa thể vừa vặn với hàm răng người dùng. Khi ngậm vào miệng nó sẽ tì đè vào răng gây đau mỏi, ngậm lâu thấy khó chịu.

Định hình khuôn răng tức là làm miếng ngậm có hình dạng như khuôn răng người dùng. Để khi lắp vào hàm răng nó sẽ khớp khít với hàm răng, không tì đè vào răng gây đau mỏi và đỡ phồng, cộm khi ngậm. Khi định hình theo khuôn răng được rồi thì ngậm lâu, ngậm qua đêm sẽ không còn khó chịu nữa.

Tuy nhiên việc ngậm một vật lạ trong miệng khi ngủ cũng chưa thể thoải mái ngay từ đầu. Cần có thời gian để quen, hãy cố gắng chấp nhận những khó chịu nhỏ ban đầu để giữ gìn hàm răng bạn.

Hướng dẫn tạo hình miếng chống nghiến răng

Bạn phải làm mềm khay răng bằng nước nóng rồi cho vào hàm cắn nhẹ để tạo hình theo khuôn răng mình với các bước sau:

1. Nhúng khay răng vào nước nóng (80-85 độ C) trong 30-50 giây để làm mềm;

2. Lắp khay răng vào hàm trên cắn nhẹ, ngậm tự nhiên để tạo hình theo khuôn răng mình, dùng tay ấn nhẹ xung quanh để bờ khay răng ép sát vào răng;

* Đối với người có khuôn miệng nhỏ hoặc trẻ em thì phải cắt bớt đều cả 2 bên khay răng (phần trong răng hàm), sau đó thực hiện tạo hình theo khuôn răng như hướng dẫn ở trên.

Khay chống nghiến răng được làm bằng vật liệu cao cấp tuân theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Có thể tạo lại khuôn, vì vậy nếu bạn không hài lòng với khay đã định hình, bạn có thể lặp lại các bước trên để tạo khuôn răng như bạn muốn.

Khi ngủ lắp khay răng vào hàm trên, sáng dậy rửa sạch, cất vào hộp đựng.

Hướng dẫn sử dụng miếng chống nghiến răng

Chỉ sử dụng sau khi đã định hình miếng ngậm theo khuôn răng mình để tránh bị đau mỏi khi ngậm.

Xem các tác hại của nghiến răng

Có tới 80% dân số mắc tật nghiến răng. Nguyên nhân chưa được làm rõ nhưng người ta nhận thấy nó liên quan tới trạng thái căng thẳng (stress). Hiện chưa có thuốc chữa khỏi tật nghiến răng.

Lực nghiến của 2 hàm răng rất lớn. Nghiến răng trong trạng thái vô thức khi ngủ làm sứt mẻ răng dẫn tới hỏng răng.

Dễ nhận thấy nhất là mặt nhai của răng bị mài mòn

Men răng bị vỡ do lực nghiến của răng

Các tổ chức răng bị trơ ra (hình 3D mô phỏng)

Các tổ chức răng bị trơ ra (ảnh thật)

Tật nghiến răng và cách chữa trị

Nghiến răng là tật khá phổ biến ở người lớn và trẻ em nhưng phần lớn chúng ta không biết cách để kiểm soát, vì thế nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nghiến răng là tình trạng khi các răng ở hai hàm nghiến siết với nhau. Thực tế, nó có thể xảy ra không chỉ khi ngủ mà còn xuất hiện khi thức, khi tập trung quá mức, giận dữ hay quá căng thẳng... là những thời điểm chúng ta không nhận thức được.

Nguyên nhân

Người có tật nghiến răng thường được phát hiện bởi những người xung quanh (nghiến răng khi thức) hoặc người ngủ cùng (nghiến răng khi ngủ). Nghiến răng nhiều gây mòn răng; mẻ răng; nhạy cảm răng (nhẹ hay nặng tùy vào tổn thương mòn răng); đau tai nhưng không có tổn thương ở tai; mỏi, căng cơ hàm, đau khi ăn nhai ở một bên mặt.

Nguyên nhân của nghiến răng được cho là liên quan tới các yếu tố sau:

Nghiến răng ở trẻ em

Tỷ lệ của người nghiến răng có xu hướng giảm dần theo tuổi, trẻ em nghiến răng nhiều hơn người lớn và thấp nhất sau độ tuổi 65. Điều này có thể liên quan tới sự chưa hoàn thiện của hệ thống thần kinh cơ và các rối loạn về giấc ngủ cũng như tâm lý chưa ổn định, dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh ở trẻ em. Nhưng tỷ lệ thấp ở người cao tuổi lại được cho rằng đó là tuổi mà răng đã rụng hoặc không còn đủ vững chắc để tiếp tục tật nghiến răng.

Nghiến răng ở trẻ thường xuất hiện sau khi mọc những răng phía trước vào khoảng 1 tuổi, trẻ có tật thở miệng hoặc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, amidan lớn, hen suyễn; đặc biệt trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý, những trẻ trong độ tuổi tới trường với áp lực học tập cao có tỷ lệ nghiến răng cao hơn.

Các biến chứng có thể gặp của nghiến răng

Hầu hết các trường hợp nghiến răng không gây ra những biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên nghiến răng mức độ nặng và thường xuyên có thể gây ra một số biến chứng như: tổn thương răng, xương hàm, các phục hình răng; nhạy cảm răng do mòn răng; rối loạn khớp thái dương hàm; đau vùng đầu mặt.

Khắc phục tật nghiến răng

Hậu quả thường đến sau thời gian dài mắc tật nghiến răng nên việc giảm thiểu tác hại là thực sự cần thiết. Mục tiêu là giảm đau, giảm các ảnh hưởng tới răng, phục hình, khớp thái dương hàm và hạn chế tối đa việc nghiến răng. Đôi khi, để đạt mục đích này phải điều trị với việc đi thăm khám bác sĩ, bao gồm các liệu pháp trị liệu, thuốc, can thiệp nha khoa.

Các cách khắc phục:

Nghiến răng là một tật không nguy hiểm tới tính mạng nhưng dai dẳng và có thể để lại những hậu quả nặng nề đối với răng miệng, đòi hỏi sự kiên trì trong điều trị cũng như sự phối hợp của nhiều chuyên ngành trong y khoa. Cha mẹ cũng nên quan sát và chú ý tới tật nghiến răng ở trẻ để có những can thiệp và khắc phục kịp thời, vì nghiến răng cũng có thể liên quan tới các bệnh lý khác hoặc các vấn đề về tâm lý như tâm tư, nguyện vọng của trẻ.